Nông nghiệp
Nghêu Cần Giờ chết hàng loạt, người nuôi điêu đứng
Nhiều hộ nuôi nghêu tại Cần Giờ, TP.HCM như ngồi trên lửa do nghêu bất ngờ chết hàng loạt, trong đó nhiều hộ nuôi đối diện với nguy cơ trắng tay.
Nhiều người nuôi nghêu tại Cần Giờ đang như ngồi trên lửa do nghêu bất ngờ chết hàng loạt - Ảnh: Q.KH. |
Đến chiều 4-7, sau gần 10 ngày xuất hiện hiện tượng nghêu chết, nhiều “sân” nghêu tại biển Cần Giờ đã thiệt hại 80-90%. “
Chẳng hiểu vì sao năm nay nghêu chết sớm quá, mức độ thiệt hại cũng lớn hơn mọi năm, người nuôi nghêu tụi tui có lẽ sẽ ôm thêm nợ” - anh Lê Quốc Khanh (39 tuổi, ngụ khu phố Miễu Ba, xã Cần Thạnh) lo lắng.
Vào vụ nghêu năm 2015, anh Khanh góp vốn cùng năm hộ khác thả hơn 100 tấn nghêu giống, với vốn đầu tư hơn 3 tỉ đồng. Thế nhưng, do nghêu bị chết vào cuối vụ cùng với việc nghêu bị rớt giá, khoản tiền thu được chỉ hơn 2 tỉ đồng, mỗi thành viên góp vốn lỗ khoảng 200 triệu đồng.
Vào đầu năm nay, gia đình anh Khanh tiếp tục vay vốn để góp cùng ba thành viên khác thả 20 tấn giống, với tổng vốn hơn 1 tỉ đồng. Khi nghêu chết hàng loạt, anh Khanh lại đối diện với nguy cơ trắng tay và ôm thêm nợ.
Theo nhiều hộ nuôi nghêu, nghêu chết thường chỉ xuất hiện tại thời điểm bắt đầu thu hoạch (tháng 10 âm lịch), với tỉ lệ hao hụt không nhiều. Thế nhưng năm nay, nghêu bỗng nhiên chết “trắng sân” ngay từ cuối tháng 6, tập trung ở vùng gần bờ. “Có bãi nghêu đã mất 80-90%. Sân nghêu nào bị thiệt hại ít hơn cũng đến 40-50%” - một hộ nuôi nghêu nói.
Với thâm niên hơn 22 năm trong nghề, ông Huỳnh Văn Đàm (62 tuổi, khu phố Miễu Nhì) cho biết ba vụ nghêu vừa qua, hầu hết người nuôi nghêu trên địa bàn đều thua lỗ hoặc cao lắm là hòa vốn do nghêu chết và rớt giá, nhưng chưa bao giờ có hiện tượng nghêu chết trắng “sân” như năm nay. Rút kinh nghiệm thua lỗ từ mùa vụ trước, năm nay ông Đàm rất cẩn trọng từ khâu chọn con giống, tính toán thời điểm thả nuôi nhưng nghêu vẫn chết bất thường.
Tương tự, ông Đoàn Văn Hòa (khu phố Miễu Ba) cho biết đã rất thận trọng khi chờ nghêu giống đủ lớn và đảm bảo “sức khỏe” rồi mới đưa vào “sân” nuôi tại Cần Giờ. “Chẳng biết nghêu chết vì sao. Nếu hiện tượng này kéo dài, người nuôi nghêu tại Cần Giờ không những phá sản mà có nguy cơ trở thành con nợ khó đòi của ngân hàng” - ông Hòa lo lắng.
Về hiện tượng nghêu chết tại Cần Giờ, ông Trần Văn Sơn - chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho rằng có thể bị ký sinh gây bệnh (Perkinsus) tấn công. Hơn nữa, nghêu sống trong môi trường hở, có thể bị ảnh hưởng từ hiện tượng nghêu chết tại Bến Tre mới đây.
“Nghêu dễ bị lây bệnh từ các vùng nuôi nghêu bị nhiễm bệnh theo dòng chảy của nước biển. Vì vậy, trước khi xuống giống, người dân cần phải xem xét cụ thể tình trạng nước biển, có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho cơ quan chức năng. Khi đó chúng tôi sẽ xuống kiểm tra, nếu có dấu hiệu bất thường sẽ tìm phương pháp hỗ trợ người dân” - ông Sơn khuyến cáo.
Ông Trần Văn Sơn (chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản): Làm vệ sinh nước trước khi thả nghêu giống Trước khi xuống giống, người nuôi phải lo vệ sinh bể trầm tích, thu gom các vỏ nghêu sò chết. Nghêu giống cần phải được xử lý bằng cách tắm nước ngọt để loại bỏ dạng bào tử của ký sinh gây bệnh trên nghêu trước khi thả nuôi. Thả giống theo hình thức cuốn chiếu để tăng thời gian nghỉ cho các bãi nghêu, góp phần phục hồi nền đáy để nghêu phát triển tốt. Thực hiện nuôi khoanh vùng hoặc cắt vụ nhằm hạn chế sự hiện diện của mầm bệnh tồn lưu trong nền đáy.
CÔNG TRUNG/TUỔI TRẺ |
BÌNH LUẬN
Chủ tịch Bình Phước xin lỗi Chính phủ vụ chuyển đổi rừng...
Lời xin lỗi này được ông Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - đưa ra tại cuộc làm việc với tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chiều 20-2 tại Bình Phước.
Bình Dương triển khai sạp thịt heo an toàn, có truy xuất nguồn...
Hai địa điểm đầu tiên được thực hiện tại Bình Dương là tại chợ Thủ Dầu Một (là chợ lớn nhất và lâu đời nhất tại Bình Dương) và chợ Bưng Cầu (P.Hiệp An) với sự hợp tác về nguồn cung cấp thịt heo của Công ty cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Bình Dương.
Lại kiến nghị cấm xuất khẩu gỗ tròn
Kiến nghị trên được các doanh nghiệp tiếp tục đưa ra trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu gỗ của VN đang thiếu hụt, bị tác động lớn bởi sự thu gom của thương lái Trung Quốc.
Nuôi yến ở Côn Đảo
Trên hải trình đi từ thị trấn Côn Sơn (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ra các hòn đảo nhỏ, du khách được tận mắt thấy những chòi canh yến cheo leo “bám” trên những vách đá, sườn núi hiểm trở. Những chòi canh yến luôn có người bảo vệ 24/24 giờ để canh giữ an toàn cho các đảo yến.
Giá heo lại lao dốc
Thông tin từ nhiều người chăn nuôi tại Đồng Nai cho biết giá heo hơi trên địa bàn đã giảm mạnh từ đầu tháng đến nay, việc tiêu thụ cũng khó khăn hơn.
Trắng đêm trên sông Bé
Lấy chiếc ghe máy nhỏ làm phương tiện, nhiều ngư dân cả đời bám dòng sông Bé lắm thác nhiều ghềnh để mưu sinh…
Phân bón giả, thiệt thòi đổ hết lên đầu nông dân
Chiều 2-7, hội thảo “Phân bón giả - tác hại thật” đã diễn ra tại TP Vũng Tàu. Hội thảo do Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (PVFCCo) phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Chôm chôm Đồng Nai được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chôm chôm Long Khánh (Đồng Nai), UBND tỉnh Ðồng Nai là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Kháng sinh tràn lan trong thực phẩm, hại sức khỏe cả dân tộc
Chất kháng sinh vẫn đang được sử dụng tràn lan trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà chưa được kiểm soát. Tại sao?
Giải pháp chống hạn cho càphê, hồ tiêu ở Đông Nam Bộ và Tây...
Tại hội thảo Giải pháp khoa học công nghệ chống hạn và phát triển bền vững cà phê, điều, hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, tổ chức ngày 29-3, đã có 40 báo cáo của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các địa phương về cách phòng, chống hạn, tưới tiết kiệm nước để phát triển bền vững các loại cây này.
Trên 6 triệu con heo xơi chất cấm vô bụng người Việt
Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý để xin nhập khẩu về sản xuất thuốc nhưng lại bán ra ngoài cho người chăn nuôi. Người tiêu dùng đang bị đầu độc ra sao?
Cựu chiến binh ở Bình Dương thành công với mô hình nuôi bò...
Là bộ đội phục viên, năm 1986, từ quê hương Thanh Hóa, ông Nguyễn Hữu Toan cùng gia đình đến vùng đất Hưng Hòa (huyện Bàu Bàng) lập nghiệp. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cây lâu năm sang nuôi bò giống, bước đầu đã đạt kết quả tốt.
TIN ĐỌC NHIỀU
Sẽ xuất khẩu khu công nghiệp từ Bình Dương đi nhiều tỉnh
Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tới tham quan các khu công nghiệp tại Bình Dương để mời gọi đầu tư về địa phương mình.
-
Bình Dương hợp tác 9 tỉnh nghiên cứu mở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
-
Khánh thành Trung tâm phân loại xử lý 1 triệu đơn hàng mỗi ngày tại Bình Dương
-
Vì sao Becamex IDC liên tiếp đạt danh hiệu Công ty Bất động sản công nghiệp uy tín nhất
-
Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Biconsi - Cty sở hữu loạt bất động sản tại Bình Dương
-
Đà Nẵng họp bất thường vụ ông Dũng lò vôi hủy tài trợ xử lý nước
Bình Dương đồng loạt thanh tra các dự án nhà đất có vấn đề
Không chỉ các dự án bị khách hàng treo băng rôn cầu cứu vì chủ đầu tư thu tiền nhưng không triển khai dự án, mà các dự án nhà ở thương mại chậm triển khai cũng sẽ bị đồng loạt thanh tra.
Ông Dũng lò vôi nói gì việc con riêng bà Phương Hằng phản đối ông Dũng đòi giám định tâm thần cho
Liên quan đến việc con trai bà Phương Hằng phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Huỳnh Uy Dũng. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết không muốn bình luận về vấn đề này.