Nghiên cứu-Trao đổi
Một thực tế bế tắc
Cảnh tượng các tuyến đường vào nội thành ùn tắc không khác gì những bãi đậu xe đang ám ảnh rất nhiều người dân TP.HCM. 12 năm trước, đề án “Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân” tại TP.HCM (gọi tắt là xe cá nhân) giai đoạn 2005-2010 đã được Sở Giao thông công chánh (nay là Sở Giao thông vận tải) trình UBND TP nhưng chưa được phê duyệt.
Kẹt xe tại ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) -Thuận Thắng |
Đề án xe cá nhân tiếp tục là một hạng mục trong “Chương trình kéo giảm ùn tắc giao thông TP” giai đoạn 2011-2015, nhưng đến nay việc hạn chế xe cá nhân ở TP vẫn chưa được triển khai trên thực tế.
Đề án không thực tế
Tháng 11-2004, giới thiệu đề án hạn chế xe cá nhân giai đoạn 2005-2010, Sở GTVT cho biết mục tiêu đến năm 2010 hệ thống vận tải hành khách công cộng (xe buýt và taxi) phải đáp ứng 35% nhu cầu (thực tế đến năm 2015 mới đáp ứng 9,9%).
Theo đề án, sẽ thực hiện ba biện pháp: đầu tư phát triển vận tải công cộng (gồm khởi công 4 tuyến metro, tổ chức 10 hành lang ưu tiên và dành riêng cho xe buýt); vận động học sinh, sinh viên, công nhân và người dân đi xe buýt; khống chế ôtô con, theo đó mỗi hộ gia đình có hộ khẩu tại TP được đăng ký một xe, quy định từ năm học 2006-2007 cấm toàn bộ xe máy vào trường THPT.
Theo quyết định của UBND TP.HCM về “Chương trình kéo giảm ùn tắc giao thông 2011-2015”, chính quyền sẽ thí điểm cấm môtô, xe máy và ôtô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định; thí điểm điều chỉnh tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành xe; nghiên cứu, triển khai sớm các biện pháp kinh tế, hành chính với lộ trình phù hợp nhằm hạn chế xe máy lưu thông, thay thế bằng các phương tiện khác.
Tuy nhiên, đến nay có thể nói các biện pháp hạn chế xe cá nhân vẫn còn trên giấy và có phần ảo tưởng. Mãi tới năm 2012, TP.HCM mới khởi công tuyến metro đầu tiên Bến Thành - Suối Tiên và dự kiến đến năm 2020 mới đưa vào hoạt động.
Sau nhiều năm họp bàn nghiên cứu, TP cũng chưa thực hiện được một tuyến xe buýt nào có đường dành riêng. Biện pháp cấm học sinh đi xe máy vào trường học thì gây bức xúc vì nhu cầu học thêm của học sinh rất đa dạng, trong khi xe buýt không đáp ứng được.
Biện pháp cấm xe lưu thông trên các tuyến đường cũng chưa triển khai. Năm 2008, trả lời UBND TP về đề xuất tăng lệ phí đăng ký xe máy lên gấp đôi, Bộ Tài chính cho rằng sẽ khó thực hiện vì chủ sở hữu sẽ đăng ký ở địa phương lân cận rồi mang xe vào TP sử dụng.
Riêng việc thu phí xe máy thì TP đã triển khai năm 2015 nhưng không đạt hiệu quả và buộc phải chấm dứt từ năm 2016. Rốt cuộc, TP vẫn chưa áp dụng các biện pháp hạn chế sở hữu xe cá nhân như tăng phí trước bạ, tăng thuế, thu phí xe lưu thông, phí vào trung tâm TP, phí đậu xe… Như thế, giải pháp tối ưu với người dân về mặt kinh tế vẫn là đi xe máy.
Do việc hạn chế xe cá nhân vẫn chưa thực hiện, lượng hành khách đi xe buýt không tăng như mong muốn. Năm 2010, TP có 4,9 triệu xe cá nhân (ôtô và xe máy), đến tháng 7-2015 đã tăng lên 7,2 triệu. Xe máy tăng nhanh mỗi năm, bình quân 10% với khoảng 300.000-350.000 xe mới, chưa kể khoảng 1 triệu xe máy của người dân ở các tỉnh ngoài đến TP sinh sống, làm ăn.
Cả bốn tuyến metro: số 1 Bến Thành - Suối Tiên, số 2 Bến Thành - Tham Lương (Q.12), số 3a Bến Thành - bến xe Miền Tây (Q.Bình Tân) và số 3b Bến Thành - Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức) không hoàn thành như kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2015, phải đến năm 2020 dự kiến mới có thể đưa vào sử dụng tuyến số 1.
Cần lộ trình rõ ràng
TP.HCM xây dựng 6 tuyến buýt nhanh (BRT) Tuyến số 1: đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ dài khoảng 23km. Tuyến số 2: đường Nguyễn Văn Linh từ bến xe Miền Tây mới tới cầu Phú Mỹ, khoảng 24km. Tuyến số 3: đường vành đai 2 từ ngã tư An Sương đến bến xe Miền Tây mới, khoảng 19km. Tuyến số 4: trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài, đoạn từ Kha Vạn Cân đến công viên Chiến Thắng, khoảng 14,5km. Tuyến số 5: đường Thoại Ngọc Hầu - vành đai trong - nối dài ra đường Nguyễn Văn Linh sau khi mở rộng hoàn thiện đưa vào khai thác từ ngã tư Bốn Xã đến đường Nguyễn Văn Linh, khoảng 8,7km. Tuyến số 6: dọc theo đường Quang Trung sau khi mở rộng hoàn thiện đưa vào khai thác, khoảng 8,5km. Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM, dự án tuyến xe buýt nhanh số 1 Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ có 28 trạm dừng, 17 cầu đi bộ để người dân từ hai bên đường tiếp cận với tuyến xe buýt này. Hiện dự án đang trong quá trình thiết kế chi tiết và tuyển chọn nhà thầu. Dự kiến công trình thi công vào tháng 1-2017, vận hành cuối năm 2018. Tổng mức đầu tư dự án là 137,5 triệu USD (vay Ngân hàng Thế giới 124 triệu USD). |
UBND TP từng cho biết “chương trình kéo giảm ùn tắc giao thông TP giai đoạn 2015-2020" sẽ tập trung triển khai chính sách hạn chế xe cá nhân; nghiên cứu tổ chức khu phố đi bộ khu vực trung tâm TP; nghiên cứu thực hiện hạn chế xe cá nhân vào trung tâm TP; nghiên cứu thu phí đậu ôtô theo giờ trong trung tâm TP...
Phối hợp các bộ, ngành trung ương nghiên cứu đề xuất một số chính sách lộ trình liên quan đến việc hạn chế xe cá nhân làm cơ sở triển khai ở TP”.
Trong nhiều cuộc thảo luận về đầu tư phát triển xe buýt, nhiều nhà khoa học và chuyên gia cho rằng biện pháp hạn chế xe cá nhân sẽ không hiệu quả, thậm chí gây bất lợi cho cuộc sống của người dân khi vận tải công cộng còn quá yếu.
Cụ thể là xe buýt hoạt động chưa đúng giờ, luồng tuyến chưa phủ kín, người dân thường xuyên phải đi 2-3 chuyến xe mới đến nơi…
Cuộc điều tra về chỉ số hài lòng của người dân đi xe buýt vào năm 2013 cho thấy có 65,6% ý kiến cho rằng xe buýt chạy quá nhanh, ẩu và chưa an toàn; 50,3% ý kiến về xe buýt không dừng hẳn và không dừng sát lề đón, trả khách; 41% ý kiến xe buýt bỏ trạm không đón khách.
UBND TP nhìn nhận cuộc điều tra trên cho thấy nguyên nhân khiến người dân quay lưng và xa lánh xe buýt, hứa đây là vấn đề sẽ được TP tập trung cải tiến nhiều hơn trong thời gian tới.
Tới năm 2020, TP.HCM mới có một tuyến metro số 1 và một tuyến xe buýt BRT (bus rapid transit - tuyến buýt nhanh có đường dành riêng, dự kiến năm 2018 đưa vào hoạt động) số 1 chạy trên trục Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt, quá ít so với nhu cầu đi lại của người dân.
Yêu cầu tối thiểu, theo nhiều chuyên gia, là một mạng lưới đường sắt đô thị ít nhất ba tuyến metro kết nối với mạng lưới xe buýt.
Theo PGS.TS Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM), đến năm 2020 nếu TP chỉ có thêm một tuyến metro thì chỉ có thể đáp ứng thêm 1,5% nhu cầu đi lại của người dân.
Từ nay đến năm 2020, nếu TP.HCM đẩy mạnh tái cấu trúc, đổi mới xe buýt, theo lý thuyết cũng chỉ đáp ứng khoảng 22% nhu cầu đi lại (trong thực tế là khó thực hiện). Và dù xe buýt được đổi mới thật sự thì đến năm 2020 vẫn chưa đáp ứng 40% nhu cầu đi lại của người dân như mong muốn.
Ông Mai nói thời gian chuẩn bị đầu tư và thi công một tuyến metro ở Việt Nam mất khoảng 10 năm và vốn đầu tư khoảng 125 triệu USD/km, trong khi thời gian đầu tư và thi công một tuyến BRT chỉ mất 12-18 tháng và vốn đầu tư bằng 10% tuyến metro.
Vì vậy TP nên đầu tư xây dựng nhiều tuyến BRT hơn, tạo ra một hình ảnh mới về xe buýt, thu hút người dân chuyển sang đi xe công cộng và từ đó góp phần giảm ùn tắc giao thông, hạn chế xe cá nhân hiệu quả nhất. “Đến năm 2020 TP.HCM cần 25 tuyến BRT để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân” - ông Mai nói. ■
Ùn tắc giao thông gây thiệt hại 1 tỉ USD/năm Hà Nội và TP.HCM thuộc vào 50 siêu đô thị trên thế giới. Giao thông công cộng ở hai thành phố này chỉ đáp ứng khoảng 7-10% nhu cầu đi lại của người dân. Thiệt hại do ùn tắc giao thông - tại hai thành phố này vào khoảng 1 tỉ USD/năm, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội và an toàn giao thông. (PGS.TS Phạm Xuân Mai) |
NGỌC ẨN/TUỔI TRẺ
BÌNH LUẬN
Sẽ xuất khẩu khu công nghiệp từ Bình Dương đi nhiều tỉnh
Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tới tham quan các khu công nghiệp tại Bình Dương để mời gọi đầu tư về địa phương mình.
Đà Nẵng họp bất thường vụ ông Dũng lò vôi hủy tài trợ...
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã triệu tập lãnh đạo các sở, ban ngành TP họp để lắng nghe ý kiến về việc ông Huỳnh Uy Dũng (thường gọi là Dũng "lò vôi") bỏ về sau cuộc làm việc với UBND TP Đà Nẵng hôm 20-3.
Danh bạ Doanh nghiệp Đông Nam Bộ
Cổng thông tin Kinh Tế Đông Nam Bộ KinhTeDongNamBo.VN tổng hợp các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu của Khu vực Đông Nam Bộ. Và trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ có bài đánh giá (review) để quý nhà đầu tư, bạn đọc...có thêm thông tin tham khảo. Danh sách này sẽ tiếp tục được cập nhật.
Sự thành công của Becamex đến từ đâu
Becamex trở thành “cú đấm mạnh” của Bình Dương khi được tỉnh giao làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương và chứa trong lòng nó là thành phố mới Bình Dương rộng 1.000 ha.
Cửa ngõ Đông Bắc TPHCM Bao giờ mới hết kẹt xe
Từ lâu, kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh của hàng chục ngàn người dân tại cửa ngõ Đông Bắc TP HCM. Việc UBND TPHCM chấp thuận phương án đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án cầu - đường Bình Triệu 2 liệu có cứu được nút này để giảm tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm?
Người trẻ giúp sức cho đầu tàu Thành phố Hồ Chí Minh ra sao
Sau cuộc trò chuyện đầy gợi mở của Tổng thống Obama với các thủ lĩnh trẻ, TTO nhận được nhiều ý kiến đề xuất của các bạn trẻ đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực mong muốn TP.HCM phát triển.
Có cơ chế đặc biệt, chiếc bánh sẽ to hơn
Chiếc áo mà TP.HCM đang mặc quá chật chội và bí bách. Vì vậy TP xin cơ chế đặc biệt để tạo chiếc bánh to hơn, nộp về trung ương nhiều hơn chứ không phải xin giữ lại cho mình nhiều hơn.
5-10 năm nữa chịu khó đi sớm về muộn tránh ùn tắc
Nếu hạn chế xe cá nhân thì phải có phương tiện giao thông công cộng đáp ứng và phương tiện đó xây dựng trên cơ sở của kế hoạch đến năm thứ 5.
Không nên mở thêm đường vì dân sẽ sắm xe nhiều hơn
Có những tuyến đường vừa xây dựng mở ra thì xe dồn vào nhiều hơn, sinh ra kẹt xe nặng hơn. Điều này gọi là “hiệu ứng đường ống”...
Vẫn loay hoay bài toán giao thông đô thị TP.HCM
Theo các chuyên gia, nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông dùng từ đột phá nghe to tát lắm, thế nhưng việc lấn chiếm lòng đường cứ kéo dài mấy chục năm nay, giao thông vẫn ùn tắc.
Nếu dời ga, cứ 1 chuyến tàu cần 30 xe buýt đưa rước
Trong khi thăm dò của tuoitre.vn: hơn 3/4 số bạn đọc muốn dời ga Sài Gòn thì ông Hà Ngọc Trường - ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM - chọn phương án ngược lại: không dời.
Quy hoạch Sài Gòn 1772 vượt xa tầm nhìn người Pháp 1865
Pháp hạ thành Gia Định 1859. Hai năm sau, hạ Đại Đồn Chí Hòa ngày 24-2-1861. Khói lửa vừa tan, khu vực đô thị Sài Gòn của Thống suất Nguyễn Cửu Đàm xác lập 1772 được người Pháp thừa nhận ngay.
TIN ĐỌC NHIỀU
Sẽ xuất khẩu khu công nghiệp từ Bình Dương đi nhiều tỉnh
Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã tới tham quan các khu công nghiệp tại Bình Dương để mời gọi đầu tư về địa phương mình.
-
Bình Dương hợp tác 9 tỉnh nghiên cứu mở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
-
Khánh thành Trung tâm phân loại xử lý 1 triệu đơn hàng mỗi ngày tại Bình Dương
-
Vì sao Becamex IDC liên tiếp đạt danh hiệu Công ty Bất động sản công nghiệp uy tín nhất
-
Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Biconsi - Cty sở hữu loạt bất động sản tại Bình Dương
-
Đà Nẵng họp bất thường vụ ông Dũng lò vôi hủy tài trợ xử lý nước
Bình Dương đồng loạt thanh tra các dự án nhà đất có vấn đề
Không chỉ các dự án bị khách hàng treo băng rôn cầu cứu vì chủ đầu tư thu tiền nhưng không triển khai dự án, mà các dự án nhà ở thương mại chậm triển khai cũng sẽ bị đồng loạt thanh tra.
Ông Dũng lò vôi nói gì việc con riêng bà Phương Hằng phản đối ông Dũng đòi giám định tâm thần cho
Liên quan đến việc con trai bà Phương Hằng phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ, Tuổi Trẻ Online đã liên hệ với ông Huỳnh Uy Dũng. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết không muốn bình luận về vấn đề này.